Hội nghị khoa học Phục hồi chức năng năm 2022

Thứ hai - 26/09/2022 10:16

Ngày 22.9, tại Hà Nội, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học Phục hồi chức năng.

Hội nghị có sự tham dự Ủy viên ban chấp hành Hội Phục hồi chức năng Khóa V, Hội viên Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, đại diện các Ban, Bộ, Ngành, cơ quan liên quan, các cán bộ y tế, các Giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ, dược sỹ, kĩ thuật viên, điều dưỡng tại các cơ sở y tế trong toàn quốc.

phcn01
Toàn cảnh hội nghị

Phục hồi chức năng là một trong 3 cấu phần quan trọng không thể thiếu được của hệ thống chăm sóc sức khỏe hoàn chỉnh bao gồm: Y tế dự phòng, khám bệnh – chữa bệnh và phục hồi chức năng. Là dịch vụ y tế dành cho tất cả mọi người bao gồm cả người khuyết tật, phục hồi chức năng được thực hiện liên tục trong cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng để bảo đảm mọi người dân được tiếp cận phục hồi chức năng có chất lượng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số (tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11.9%); khoảng 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên là người khuyết tật, khoảng 7,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học do đó nhu cầu được chăm sóc, phục hồi chứng năng tương đối cao.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, TS. Cao Hưng Thái cho biết hiện tuyến trung ương có 1 bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng và 100% các bệnh viện đa khoa, 66% các bệnh viện chuyên khoa đã được thành lập khoa hoặc trung tâm phục hồi chức năng. Tuyến tỉnh có 28 bệnh viện phục hồi chức năng/điều dưỡng – phục hồi chức năng, 10 bệnh viện Y học cổ truyền – phục hồi chức năng và 71% bệnh viện đa khoa, 47,4% bệnh viện chuyên khoa được thành lập khoa phục hồi chức năng. Tuyến huyện có 97,9% các cơ sở khám chữa bệnh đã thành lập tổ/khoa/đơn nguyên về phục hồi chức năng. Tuyến xã có 90,5% có nhân viên phụ trách phục hồi chức năng tại trạm y tế tuy nhiên, chỉ 34,6 được tập huấn về phục hồi chức năng. 25 bệnh viện phục hồi chức năng/trung tâm phục hồi chức năng thuộc các bộ ngành khác. 533 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó 265 cơ sở có hoạt động phục hồi chức năng.

Điều đáng nói, mặc dù hệ thống phục hồi chức năng được bao phủ rộng, song nguồn nhân lực còn thiếu. Hiện, Việt Nam có khoảng 0,25 nhân lực phục hồi chức năng/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của Who (0,5-1/10.000 dân). Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở và hệ thống bảo hiểm xã hội. Chuyên môn cơ bản chưa đáp ứng nhu cầu phục hồi chức năng của người dân (40%).

phcn02
Hội nghị thu hút đông đảo các đại biểu tham gia

Cũng tại Hội nghị, nhiều kiến thức, nghiên cứu về công nghệ trợ giúp trong phục hồi chức năng; Phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh sau mắc Covid-19; Phục hồi chức năng đột quỵ não trong đại dịch Covid -19; Phục hồi chức năng cho người parkinson; Phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình; Trí tuệ nhân tạo và robot trong Y học phục hồi; Laser công suất thấp có khả năng ngăn ngừa cơn bão Cytokine ở bệnh nhân SARS-CoV-2; Vai trò của phục hồi chức năng trong quản lý và điều trị bệnh nhân POMPE; Nghiên cứu tác động tâm lý xã hội về sử dụng dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật tại Quảng nam.... đã được trình bày.

Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, PGS.TS Trần Trọng Hải mong muốn những kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ tại hội nghị sẽ góp phần tăng cường chất lượng mạng lưới phục hồi chức năng, để đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng.

Nguồn tin: Theo báo daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ẢNH HOẠT ĐỘNG
8-3-7.jpg 8-3-3.jpg 8-3-8.jpg 8-3-4.jpg 8-3-5.jpg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,487
  • Tháng hiện tại25,915
  • Tổng lượt truy cập5,500,657
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây