Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Thứ ba - 12/07/2022 09:47
Phát hiện sớm, can thiệp và quản lý trẻ tự kỷ nói riêng và phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật nói chung là một nội dung quan trọng của hoạt động phục hồi chức năng (PHCN). Nhằm đẩy mạnh chất lượng công tác PHCN ở nước ta, sự phối hợp liên chuyên khoa, liên ngành trong phát hiện sớm, can thiệp sớm, quản lý trẻ tự kỷ tại cộng đồng, Bộ Y tế đã giao Cục Quản lý khám chữa bệnh làm đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng tài liệu: “Hướng dẫn phát hiện sớm, chẩn đoán, can thiệp và quản lý trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”.
 
1

Đây là tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Tài liệu bao gồm những thông tin về tầm quan trọng, nội dung, các bước thực hiện, người tham gia và quy trình hoạt động trong hai quá trình này. Tài liệu là một hướng dẫn thực hành lâm sàng, đưa ra những khuyến nghị dựa trên bằng chứng hiện có với mục đích hỗ trợ các nhà chuyên môn trong việc tổ chức, thực hiện, ra quyết định, quản lý chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Chẩn đoán xác định rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một quá trình đánh giá, tích hợp thông tin phức tạp, đòi hỏi bác sĩ và những người tham gia chẩn đoán là những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực phát triển nhi khoa và kinh nghiệm làm việc với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Trong chẩn đoán phổ tự kỷ, phối hợp làm việc nhóm giữa các thành viên ở nhiều ngành, chuyên ngành khác nhau là cần thiết để thực hiện một đánh giá toàn diện, không đơn thuần là “dán nhãn” chẩn đoán. Chẩn đoán sớm và chính xác là một trong những điều kiện dẫn tới can thiệp có hiệu quả, nâng cao sự phát triển sau này của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Chính vì vậy, một tài liệu hướng dẫn về chẩn đoán là cần thiết nhằm giúp thống nhất về quy trình, vai trò của các thành viên, tiêu chuẩn, công cụ đánh giá dùng trong chuẩn đoán. Điều này hỗ trợ công tác quản lý của các đơn vị y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ.
Can thiệp là các hoạt động tác động lên trẻ và gia đình nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của những khiếm khuyết và hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất có thể, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng và thực hiện các chức năng xã hội, học tập. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đang có nhiều phương pháp và dịch vụ can thiệp khác nhau với những hệ thống lý thuyết và bài tập khác nhau. Cũng giống như chẩn đoán, can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cần có sự phối hợp đa chuyên ngành, gồm: cán bộ y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên), các nhà giáo dục, cán bộ tâm lý… Trong đó, tất cả hoạt động đều đặt trẻ vào vị trí trung tâm, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ được đào tạo, hướng dẫn cụ thể về cách can thiệp tại gia đình. Hướng dẫn về can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ là cần thiết nhằm đưa ra những khuyến nghị có chứng cứ khoa học, hỗ trợ các nhà chuyên môn tổ chức, thực hiện, theo dõi và quản lý các hoạt động can thiệp một cách hệ thống và nhất quán. Hướng dẫn về chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ được xây dựng khoa học, dựa trên bằng chứng, phù hợp với thực tiễn sẽ giúp thống nhất sự tham gia của các bộ ngành, các tổ chức, cá nhân trong giải quyết các vấn đề chuyên môn và xã hội đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cũng như gia đình trẻ; giúp định hướng đào tạo, nghiên cứu các vấn đề liên quan tự kỷ.
Tải tài liệu: Tại đây

Nguồn tin: SỞ Y TẾ BẮC GIANG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ẢNH HOẠT ĐỘNG
8-3-7.jpg 8-3-3.jpg 8-3-8.jpg 8-3-4.jpg 8-3-5.jpg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,366
  • Tháng hiện tại25,794
  • Tổng lượt truy cập5,500,536
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây