Đẩy mạnh hoạt động phục hồi chức năng để loại bỏ các rào cản xã hội

Thứ năm - 17/12/2020 11:09

Ngày 16/12 tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phục hồi chức năng năm 2020 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, hội chức năng, các đơn vị làm công tác phục hồi chức năng trong cả […]

Ngày 16/12 tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phục hồi chức năng năm 2020 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, hội chức năng, các đơn vị làm công tác phục hồi chức năng trong cả nước.

1(1)
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu khai mạc tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh, phục hồi chức năng cùng với phòng bệnh, khám chữa bệnh là các công tác hết sức quan trọng của ngành Y tế. Những năm gần đây, công tác phục hồi chức năng cho người bệnh, người khuyết tật ngày càng được Đảng, nhà nước và ngành Y tế quan tâm, thể hiện bằng các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế…

Nhắc lại trường hợp bệnh nhân COVID-19 số 91 là nam phi công người Anh, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh khẳng định, nhờ có lộ trình phục hồi chức năng phù hợp, tích cực và hiệu quả, bệnh nhân đã hồi phục nhanh chóng để đáp ứng một chuyến bay dài hồi hương… Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê cho rằng, đây chỉ là một trong vô vàn các ví dụ để khẳng định tầm quan trọng của công tác phục hồi chức năng trong giai đoạn hiện nay, khi nhu cầu khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng của người dân ngày càng lớn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh: “việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phát triển hệ thống phục hồi chức năng là hết sức cấp thiết để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan quản lý, các cơ sở phục hồi chức năng và đặc biệt là Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa phục hồi chức năng…”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá vai trò quan trọng của công tác phục hồi chức năng; chỉ ra các khó khăn, vướng mắc cần khẩn trương khắc phục; đồng thời thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm đề xuất, tham mưu các giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển tổ chức, nhân lực, năng lực ngành phục hồi chức năng, thực hiện mục tiêu nâng cao sức khỏe nhân dân và phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng đối với người khuyết tật, người cao tuổi… Tính đến năm 2020, cả nước đã có 63 bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng. Ngoài ra, 100% bệnh viện trung ương đều có khoa phục hồi chức năng, 90% bệnh viện đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa phục hồi chức năng; 70% bệnh viện tuyến huyện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng và người khuyết tật. Bên cạnh hoạt động phục hồi chức năng trong bệnh viện, hành nghề tư nhân trong lĩnh vực phục hồi chức năng cho người khuyết tật đã giúp người bệnh tiếp cận dịch vụ hoàn thiện hơn…

2 (1)
Toàn cảnh Hội nghị

Theo các đại biểu, phục hồi chức năng Việt Nam đang từng bước hòa nhập với phục hồi chức năng thế giới với việc đẩy mạnh thực hiện theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Đó là coi phục hồi chức năng là một tập hợp các biện pháp can thiệp được thiết kế để tối ưu hóa chức năng và giảm thiểu tình trạng khuyết tật ở những người có vấn đề về sức khỏe. Các can thiệp phục hồi chức năng nhằm củng cố sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự cân bằng, khả năng nhận thức hoặc các kỹ năng giao tiếp. Việc xây dựng kỹ năng này nhằm hỗ trợ con người thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày như di chuyển, tự chăm sóc bản thân, ăn uống và giao tiếp. Phục hồi chức năng cũng giúp loại bỏ hoặc giảm bớt các rào cản trong xã hội, giúp mọi người di chuyển một cách an toàn và hiệu quả. Coi vai trò phục hồi chức năng như là một dịch vụ y tế dành cho tất cả mọi người. phục hồi chức năng nên được cung cấp ở tất cả các tuyến của hệ thống y tế. Công nhận và ưu tiên phục hồi chức năng như một phần của chăm sóc liên tục và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại của hoạt động phục hồi chức năng thời gian qua, đó là một số lãnh đạo chính quyền, cơ quan chức năng ở địa phương và người dân chưa thực sự quan tâm đến công tác phục hồi chức năng; một số văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn quy định về thanh toán bảo hiểm y tế, đào tạo cán bộ, cấp chứng nhận hành nghề chưa thực sự rõ ràng, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, chưa có đầy đủ về bằng chứng hoặc dữ liệu chứng minh về kết quả, hiệu quả và chất lượng điều trị của phục hồi chức năng, hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng là lâu dài… cũng là rào cản lớn đối với sự phát triển của nghành…

3 (1)
Hội nghị thu hút sự quan tâm của các đại biểu trong nước và các tổ chức quốc tế

Các đại biểu cũng bày tỏ quan ngại trước việc một số tỉnh có chủ trương sáp nhập bệnh viện phục hồi chức năng với bệnh viện y học cổ truyền tỉnh và cho rằng không nên sáp nhập hai đơn vị này bởi có chức năng và nhiệm vụ khác nhau./.

Nguồn tin: Theo báo: Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ẢNH HOẠT ĐỘNG
8-3-7.jpg 8-3-3.jpg 8-3-8.jpg 8-3-4.jpg 8-3-5.jpg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,280
  • Tháng hiện tại36,997
  • Tổng lượt truy cập5,461,195
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây